Mục lục bài viết
ToggleNhững cơn mưa mùa hè bất chợt mang theo chút se lạnh, thật còn gì bằng một nồi lẩu nghi ngút khói gắn kết các thành viên sau một ngày dài tất bật. Nếu đang phân vân nên thưởng thức món lẩu nào, thì lẩu vịt nấu chao sẽ là một gợi ý đầy hấp dẫn cho gia đình mình.
Làm sao để có được nồi lẩu vịt nấu chao thơm béo, đậm đà? Cùng Bone & Pot tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm chọn những nguyên liệu và cách nấu lẩu vịt nấu chao thật ngon nhé!
- Bí quyết làm nước lẩu sa tế đậm đà đúng chuẩn, tốt cho sức khỏe
- Nấu nước cốt lẩu tại nhà – Bí quyết làm 6 món nước cốt lẩu thơm ngon đúng điệu
- Cách nấu lẩu gà ớt hiểm chua cay ngon đúng điệu ngay tại nhà
1. Giới thiệu món lẩu vịt nấu chao
Lẩu vịt nấu chao là món ăn dân dã thơm ngon nức tiếng của người dân miền Tây Nam Bộ và đã dần phổ biến vào những mâm cơm, bàn tiệc của người dân khắp dải đất hình chữ S bởi đây là món lẩu thơm ngon từ sự kết hợp của vịt (ngan), khoai môn, rau tươi và đặc biệt không thể thiếu đó chính là chao. Tưởng chừng phức tạp nhưng lại rất đơn giản và nhanh chóng hoàn thành.
Nước lẩu có vị cay nồng của chao được cân bằng bởi sự thanh mát, ngọt lành của nước dừa, nước hầm vịt. Khoai môn ngọt bùi, hòa quyện cùng nước lẩu thơm béo đậm đà. Chấm một miếng thịt vịt mềm, mọng nước vào chén chao béo béo, cay cay sự thăng hoa trong ẩm thực gọi ngay tên món lẩu vịt nấu chao.
Món lẩu vịt nấu chao thơm béo, đậm đà
2. Lẩu vịt nấu chao ăn với rau gì ngon nhất?
Để tăng thêm hương vị cho món lẩu, bạn có thể kết hợp cùng các loại rau tươi ngon. Đối với món lẩu vịt nấu chao, thì dưới đây là các loại rau hay được các gia đình, quán ăn dùng kèm nhất và dần trở thành thói quen khi ăn lẩu vịt nấu chao.
- Rau muống: Rau muống có vẻ quá quen thuộc với hầu hết các món lẩu bởi sự kết hợp vô cùng dễ dùng và hoàn hảo. Rau muống giòn và có độ ngọt thanh tạo thêm sự tươi ngon và xanh mát cho món ăn.
- Cải xanh: Cải có lá to xanh mướt và dọc lá răng cưa. Với vị đắng nhẹ và cay mạnh, cải bẹ xanh là một lựa chọn tuyệt vời để thêm vào lẩu vịt nấu chao giúp cân bằng lại vị chua nhẹ, béo bùi của vị nước lẩu.
- Rau mồng tơi: Lá rau mồng tơi mềm xốp, vị ngọt thanh nhẹ và hương thơm cùng độ nhầy đặc trưng, tạo nên sự tươi mát khi kết hợp cùng lẩu vịt nấu chao.
- Rau ngổ: Hay còn gọi ngò ôm, thân rau cọng mềm, lá có hình răng cưa, có vị đắng nhẹ nhưng mát và có hương thơm rất đặc trưng giúp làm dậy mùi món ăn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại rau khác như nấm rơm, nấm kim châm, dọc mùng, các loại rau ngò… tùy theo sở thích gia đình để tạo ra một sự kết hợp vừa miệng và đa dạng cho lẩu vịt nấu chao.
Các loại rau hay được các gia đình, quán ăn dùng kèm lẩu vịt nấu chao nhất
3. Hướng dẫn chọn nguyên liệu nấu món vịt nấu chao
Để được thành phẩm một nồi lẩu vịt nấu chao thơm ngon, thì khâu chuẩn bị nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ lưỡng.
- Đối với thịt vịt, nếu mua vịt sống cần lựa những con có lông tơ mướt, phần ức vịt đầy đặn, da bụng và da cổ đầy đặn. Đối với thịt vịt làm sẵn, nên chọn con có da vàng đều, cảm giác tươi mới. Dùng tay ấn vào thịt nếu chắc và đàn hồi thì có thể lựa chọn.
- Để xử lý mùi vịt, sau khi mua về bạn cần rửa qua nhiều lần nước sạch và bóp với muối, rượu trắng, gừng đập dập để khử mùi. Sau đó tiếp tục rửa lại thêm vài lần với nước sạch và bắt tay vào chế biến.
- Trên thị trường có khá nhiều loại chao, có chao dùng để nấu, có chao được pha sẵn… do đó cần lưu ý đọc kỹ thành phần chao và lựa chọn đúng loại cho nồi lẩu của mình nhé.
- Nước lẩu chính là linh hồn của món ăn, do đó cần đảm bảo các nguyên liệu gia vị và các bước nấu để cho ra nước lẩu đúng điệu nhất.
- Các loại rau, đồ ăn kèm lên lựa chọn kỹ lưỡng những loại tươi ngon, mới nhất.
Có thể bạn quan tâm:
4. Cách nấu lẩu vịt nấu chao béo thơm ngây ngất
Hãy cùng Bone & Pot tìm hiểu cách nấu lẩu vịt nấu chao nhanh gọn để thưởng thức hương vị đậm đà của món ăn này.
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Dưới đây là những nguyên liệu cho khẩu phần 4 người ăn, các bạn lưu lại để dễ dàng chuẩn bị nhé.
- 1 con vịt tơ: khoảng 1.5kg – 1.8kg làm sạch và chặt thành miếng vừa ăn.
- 5 viên chao trắng: Chao trắng là một loại đặc sản của miền Nam, mang hương vị độc đáo và đậm đà.
- 4 viên chao đỏ: Chao đỏ có màu sắc hấp dẫn và tạo màu và hương vị đặc biệt cho món lẩu. (hoặc có thể dùng thay bằng dầu màu điều)
- 1 trái dừa xiêm: Tạo vị thanh ngọt cho thịt vịt và nước lẩu.
- 2 củ khoai môn cao: Gọt vỏ, cắt thành khúc.
- Rau ăn kèm: Tùy vào sở thích của gia đình để chuẩn bị, nhưng không thể thiếu đi rau muống.
- Nguyên liệu ăn kèm: mì, bún tươi, đậu hủ non…
- Gia vị: Sử dụng dầu hào, dầu mè, hành, tỏi, muối, tiêu, đường và các gia vị khác.
4.2 Thực hiện chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Vịt sau khi rửa sạch và khử mùi, chặt thành các miếng vừa ăn để chuẩn bị cho bước ướp thịt. (Lưu ý cần khử mùi hôi vịt, thì món ăn mới thơm ngon, hấp dẫn người dùng).
2 củ khoai môn gọt vỏ, rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt thành khúc to vừa ăn. Ngâm khoai môn vào nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ phần mũ khoai, giúp khoai ráo sạch. Vớt khoai ra để khô, sau đó mang đi chiên đến khi lớp ngoài khoai vàng đều.
Chiên khoai môn với nhiệt độ 180 độ C, trong khoảng 15 phút
- Bước 2: Ướp thịt vịt
Ướp thịt vịt với hỗn hợp: sả + ½ sốt gừng + ½ số hành tím + ½ muỗng canh muối + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường + 2 cục chao. Ướp trong vòng 30 phút hoặc hơn để thịt ngấm gia vị.
Sau khi sơ chế vịt thì tiến hành ướp gia vị
Nấu lẩu thịt trong 15 phút
- Bước 3: Nấu lẩu vịt
Chờ dầu trong nồi nóng, cho hành tím và tỏi băm vào phi thật thơm. Sau đó, cho hết phần thịt vịt đã sơ chế trước đó vào xào đến khi thịt săn, thêm vài muỗng cà phê dầu màu điều trộn lên cho thịt có màu đẹp. Khi thấy thịt vịt săn đều, cho 500ml nước dừa vào và đậy nắp nấu trong 15 phút.
Sau 15 phút, bạn cho khoai môn đã chiên ở trên vào và thêm 500ml nước lọc vào nồi, tiếp tục đậy nắp nấu. Khi nồi lẩu sôi trở lại lên thì nếm thử, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Khi nồi lẩu sôi trở lại lên thì nếm thử, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp
- Bước 4: Làm nước chấm
Cho vào chén 2 miếng chao + 1 muỗng cà phê nước chao + 1 muỗng cà phê đường + 3 muỗng cà phê nước nóng + ½ muỗng cà phê nước cốt chanh khuấy tan gia vị. Cho tỏi và ớt băm vào để dậy mùi hơn hoặc nếu có ớt sa tế thì nước chấm sẽ càng ngon hơn.
Cách làm chao chấm
Vậy là đã hoàn thành các bước nấu một nồi lẩu vịt nấu chao ngon, đậm đà. Cùng bắc ngồi sang bếp nhỏ để gia đình cùng quây quần thưởng thức thôi.
Thịt vịt mềm ngọt thấm đều mùi thơm đặc trưng của chao, thêm mùi thơm nồng của sả, tỏi hành phi. Ăn kèm với khoai môn bùi vị, rau muống giòn sần sật, lạ miệng. Món lẩu được chế biến không cầu kỳ rất thích hợp thực hiện trong các buổi đoan viên gia đình, tụ họp cùng bạn bè. Đừng quên dùng kèm với bún hoặc mì gói, thêm thật nhiều rau sống để đảm bảo ăn ngon không lo thiếu chất nhé.
Xem thêm:
Thành phẩm món lẩu vịt nấu chao
5. Những lưu ý quan trọng khi nấu lẩu vịt nấu chao
Để nấu món lẩu vịt được trọn vị, thơm ngon khó cưỡng, dưới đây là một số bí quyết và gợi ý cho đầu bếp gia đình:
- Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon: Lưu ý trên phần chuẩn bị nguyên liệu, cần lựa chọn thịt vịt tươi, chắc thịt và đặc biệt phải xử lý mùi vịt kỹ. Nguyên liệu dùng kèm cũng phải tươi mới (không nên dùng đồ đông lạnh).
- Chuẩn bị nước lẩu ngon: Để nước lẩu đậm đà và bùng vị hơn, có thể thay nước lọc ở lần thêm nước thứ 2 bằng nước hầm xương, nhưng nếu không có cũng không sao vì hương vị hành tỏi, sả và chao cũng đã quá dậy mùi nức nở rồi.
- Gia vị phù hợp: Gia vị đóng vai trò quan trọng trong mọi món ăn. Các gia vị tạo hương, làm dậy mùi như hành, tỏi, sả, ớt… và các loại gia vị cơ bản khác sẽ giúp món lẩu tăng hương vị. Và nên nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình, vì một số công thức cố định trên mạng có thể không phù hợp với định lượng nguyên liệu bạn có.
- Kết hợp các loại rau và đồ ăn kèm: Thêm các loại rau như rau muống, rau cải xanh, rau mồng tơi, và các loại rau nấm nhúng khác để tạo độ tươi ngon và thanh ngọt chống ngán cho món lẩu vịt nấu chao. Và không thể thiếu đi bún tươi, mì tôm để làm cho món ăn thêm phong phú và chắc bụng.
- Nấu nhanh, nấu gọn dựa vào công thức mà Bone & Pot gợi ý để rút gọn thời gian và thực hiện như một đầu bếp ngay tại nhà.
- Ngay khi nồi lẩu sôi trên bếp là ta đã không thể cưỡng lại hương vị thơm ngon đó, nên ngay khi vịt đã nấu chín, hãy thưởng thức nó khi còn nóng hổi để tận hưởng những tinh túy của ẩm thực từ chính bàn tay bạn tạo nên.
6. Tổng kết
Vậy là Bone & Pot đã chia sẻ đến bạn cách nấu lẩu vịt nấu chao ngon, chuẩn bị lại gọn. Hy vọng, bữa cơm cuối tuần của gia đình sẽ thêm phong phú với món ăn hấp dẫn này. Đừng quên theo dõi Bone & Pot để cập nhật những công thức nấu các món ăn ngon và mẹo làm bếp đa dạng nhé!
Bone & Pot là nhà hàng lẩu ẩm thực mang phong cách Hồng Kông ấm cúng, mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực đa dạng và độc đáo với các món lẩu đậm đà, dimsum hấp dẫn. Nếu chị em đang tìm kiếm một quán ăn ngon cho gia đình, hãy ghé qua Bone & Pot để thưởng thức và tạo ra những kỷ niệm ấn tượng cùng người thân yêu. Đặt bàn ngay!