cách làm món gỏi sứa

Tổng hợp Top 3+ cách làm gỏi sứa giòn sựt sựt, không tanh độc lạ giải nhiệt mùa hè

Gỏi sứa là một món ăn gắn liền với cuộc sống ven biển và được người dân yêu thích không chỉ bởi hương vị độc đáo mà còn bởi sự pha trộn tuyệt vời giữa miếng sứa giòn sần sật và các loại rau ăn kèm. Với sự thêm vào của xoài, mang đến hương vị chua chua ngọt ngọt, gỏi sứa không chỉ xóa đi vị tanh tự nhiên mà còn kích thích vị giác của thực khách. Nào cũng Bone & Pot khám phá Top 3+ cách làm món gỏi sứa ngay bây giờ nhé!

1. Gỏi sứa xoài xanh

  1.1. Nguyên liệu làm gỏi sứa xoài xanh

Dưới đây là danh sách nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gỏi sứa xoài xanh:

  • Sứa tươi: 200g
  • Xoài xanh: 1 quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Chuối chát
  • Rau thơm: kinh giới, rau răm, tía tô, ngò rí
  • Nước mắm, đường, ớt băm, nước cốt chanh, tỏi băm
  • Đậu phộng rang
  • Mè rang
  • Bánh tráng nướng

Lưu ý: Bạn nên sơ chế sạch sứa, xoài xanh, và các loại rau thơm và chuẩn bị trước khi sử dụng. Đậu phộng rang và mè rang có thể được chuẩn bị trước hoặc mua sẵn.

Nguyên liệu đơn giản, dễ chuẩn bị

Nguyên liệu đơn giản, dễ chuẩn bị

  1.2. Cách bày trí và thưởng thức

Chuẩn bị sứa:

  • Ngâm sứa trong nước khoảng 15-20 phút để làm mềm.
  • Rửa sứa qua nước lạnh nhiều lần để làm sạch và làm dịu bớt độ mặn của sứa

Sơ chế rau, củ

  • Gọt vỏ cà rốt và xoài, sau đó bào thành sợi nhỏ.
  • Chị em nên ngâm vào nước lạnh để giữ độ giòn và loại bỏ mùi hăng.
  • Chuối chát cắt lát mỏng hoặc theo ý thích.

Chuẩn bị pha nước trộn gỏi:

  • Trong một tô nhỏ, pha đường, nước mắm, nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1:1.
  • Thêm tỏi băm và ớt băm vào tô, trộn đều cho đến khi đường tan hết.

Trộn gỏi:

  • Lấy 1 tô lớn, cho sứa đã nguội vào.
  • Thêm xoài xanh, cà rốt, chuối chát vào tô.
  • Rưới nước trộn gỏi lên trên và trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện.

Trang trí và thưởng thức:

Sau khi đã rửa sạch rau thơm, hãy cắt nhỏ chúng để tạo thành những miếng nhỏ hợp với sở thích. Để thêm hương vị và màu sắc hấp dẫn, chị em có thể rắc đậu phộng rang và mè rang lên trên món gỏi sứa. Điều này không chỉ làm món ăn thêm phong phú về màu sắc mà còn mang đến hương vị thơm ngon.

Cách làm gỏi sứa xoài xanh được nhiều chị em lựa chọn

Cách làm gỏi sứa xoài xanh được nhiều chị em lựa chọn

Xem thêm các món lẩu đặc trưng tại Bone & Pot:

2. Nộm sứa – Gỏi sứa hoa chuối

  2.1. Nguyên liệu làm gỏi sứa hoa chuối

Để làm nộm sứa hoa chuối, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 500g sứa tươi đóng túi bịch
  • 1 chiếc hoa chuối
  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả xoài xanh
  • 1 bát nhỏ đậu phộng rang
  • 1 củ tỏi
  • 2 quả ớt
  • 2 quả chanh
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, giấm
  • Rau tía tô, rau mùi, rau kinh giới

Hoa chuối tươi, giòn

Hoa chuối tươi, giòn là nguyên liệu không thể thiếu trong món gỏi

  2.2. Cách bày trí và thưởng thức

Cách làm gỏi sứa hoa chuối đơn giản mà chị em nào cũng có vào bếp ngay trong một nốt nhạc. 

Chuẩn bị sứa:

  • Sau khi mua về, đổ sứa ra và rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Chần sứa qua nước sôi để sứa trở nên sạch và không còn mùi tanh. Sau đó, để ráo nước.

Chuẩn bị hoa chuối và các loại rau:

  • Bóc bỏ lá già của hoa chuối và thái thành những sợi mỏng.
  • Chị em nên ngâm hoa chuối vào nước gạo hoặc nước muối pha loãng hoặc nước giấm để loại bỏ nhựa, làm cho hoa chuối trắng và không bị thâm. Ngâm hoa chuối trong khoảng 15-20 phút, sau đó vớt ra và rửa sạch để ráo nước.
  • Gọt vỏ cà rốt và xoài, sau đó thái thành sợi mỏng hoặc bào thành những sợi mỏng.
  • Bỏ vỏ tỏi, đập dập và băm nhỏ. Cắt chanh ra và vắt lấy nước, bỏ hạt. Thái ớt thành những lát mỏng.
  • Giã nhỏ đậu phộng rang. Rửa sạch rau tía tô và rau mùi, loại bỏ lá già và lá hỏng, sau đó thái nhỏ.

Chuẩn bị gia vị và nước trộn:

  • Trong một tô nhỏ, pha nước trộn gồm nước mắm, muối, đường và giấm với tỷ lệ phù hợp để tạo vị chua ngọt.
  • Thêm tỏi băm nhỏ và ớt băm nhuyễn vào nước trộn. Trộn đều cho đến khi đường tan.

Trộn nộm:

  • Trên một tô lớn, trộn sứa, hoa chuối, cà rốt và xoài xanh với nhau.
  • Rưới nước trộn lên trên và trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện và thấm đều gia vị.

Trang trí và thưởng thức:

Sau khi được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp cùng các gia vị, sứa trở nên giòn sần sật, và khi được kết hợp với các loại rau củ, tạo nên một món ăn phong phú về màu sắc và hương vị. Gỏi sứa hoa chuối nên được ăn ngay lập tức để tránh việc sứa trở nên mềm và chảy nước, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và giòn ngon của món ăn.

Gỏi sứa hoa chuối bắt mắt, dễ ăn

Gỏi sứa hoa chuối bắt mắt, dễ ăn

Có thể bạn quan tâm:

3. Nộm sứa – Gỏi sứa thập cẩm

  3.1. Nguyên liệu làm gỏi sứa thập cẩm

Để làm nộm sứa thập cẩm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Sứa biển tươi 500g (hoặc sứa đóng túi sơ chế sẵn)
  • Lạc rang 150g
  • Vừng rang 100g
  • Giá đỗ 150g
  • Dưa chuột 2 quả
  • Hành tây 1 củ
  • Chanh 2 quả
  • Cà rốt 1 củ
  • Sả 2 củ
  • Lá chanh 5 lá
  • Húng quế
  • Gừng
  • Gia vị: Đường, bột canh, dầu vừng, giấm, muối

Nguyên liệu đơn giản cho món gỏi sứa thập cẩm

Nguyên liệu đơn giản cho món gỏi sứa thập cẩm

  3.2. Cách bày trí và thưởng thức

Cách làm gỏi sứa thập cẩm đúng chuẩn vị miền Trung mà chị em chỉ cần nhìn là đã biết chế biến như thế nào? Cùng nhau bắt tay vào làm cùng Bone & Pot nhé!

Sơ chế nguyên liệu

Sứa sau khi mua về, cắt sứa và loại bỏ phần xúc tua. Lật mặt trong của mai sứa hướng lên trên và chà xát sứa với cát để loại bỏ chất nhờn. Rửa sứa nhiều lần với nước để làm sạch. Tiếp theo, cắt thịt sứa thành những miếng nhỏ và ngâm sứa trong nước muối pha loãng trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, rửa sứa sạch với nước và lặp lại quá trình ngâm sứa với nước muối từ 4-5 lần để sứa trở nên sạch hơn và giòn hơn.

Sơ chế sứa kỹ càng trước khi trộn gỏi

Sơ chế sứa kỹ càng trước khi trộn gỏi

  • Tiếp theo, chuẩn bị các nguyên liệu khác. Rang lạc và giã nhỏ. Rang vừng và cũng giã nhỏ. Bào cà rốt thành sợi mỏng.
  • Rửa sạch dưa chuột, bỏ vỏ và thái lát mỏng. Bỏ vỏ hành tây, rửa sạch và thái nhỏ, sau đó ngâm trong nước có pha giấm khoảng 15 phút để loại bỏ hăng và rửa sạch lại với nước để ráo.
  • Bỏ vỏ sả, rửa sạch và đập dập. Rửa sạch giá đỗ và để ráo.

Xem thêm:

Chuẩn bị gia vị

  • Trộn đều 2 quả chanh để lấy nước chanh.
  • Chuẩn bị một tô nhỏ gồm: 2-3 muỗng nước mắm, 2-3 muỗng đường, 1 muỗng bột canh, 1 muỗng dầu vừng và 1 muỗng giấm. Khuấy đều cho đến khi đường và bột canh tan hoàn toàn.

Trộn gỏi

  • Trong một tô lớn, trộn đều sứa đã sơ chế, lạc rang, vừng rang, gia đỗ, dưa chuột, hành tây, cà rốt, sả đập dập, lá chanh, húng quế và gừng.
  • Rưới nước gia vị đã chuẩn bị vào tô và trộn đều các nguyên liệu với nhau.

Thưởng thức

Để thưởng thức món gỏi sứa biển ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu tươi ngon và làm các bước trộn đều với đủ gia vị. Món gỏi này sẽ mang đến hương vị giòn giòn, không có vị tanh khó chịu từ sứa, mà thay vào đó là vị thơm ngon từ lạc rang và vừng.

Sau trộn đều các nguyên liệu, gỏi sứa nên được ăn ngay để tránh việc thịt sứa bị mềm và nước trong gỏi chảy ra. Như vậy sẽ giữ được sự tươi ngon và chị em sẽ thưởng thức món gỏi sứa thập cẩm một cách trọn vẹn.

Đĩa gỏi sứa thập cẩm thơm ngon, hấp dẫn

Đĩa gỏi sứa thập cẩm thơm ngon, hấp dẫn

4. Gỏi sứa dưa leo

  4.1. Nguyên liệu làm gỏi sứa dưa leo

Để làm gỏi sứa dưa leo, chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 500g sứa bịch đóng túi, tươi ngon.
  • 3 quả dưa leo
  • 1 quả khế chua, giúp tạo độ chua ngọt.
  • 2 quả chanh, 2 quả ớt và 1 củ tỏi, để tạo hương vị thơm ngon.
  • Rau thơm như tía tô, kinh giới, rau mùi, để tăng thêm màu sắc và hương vị.
  • Gia vị gồm mắm, đường, muối và lạc rang, để tạo vị mặn, ngọt và giòn cho món gỏi.

  4.2. Cách bày trí và thưởng thức

Sơ chế sứa và dưa leo

  • Sứa: Rửa sứa với nước lạnh và ngâm sứa trong nước muối pha loãng trong khoảng 15-20 phút để loại bỏ chất nhờn và tăng độ giòn. Sau đó, rửa sứa lại với nước sạch và để ráo.
  • Dưa leo: Rửa sạch dưa leo và bỏ phần cuống. Thái dưa leo thành những lát mỏng hoặc sợi nhỏ.

Sơ chế nguyên liệu cho món lẩu sứa dưa leo

Sơ chế nguyên liệu cho món lẩu sứa dưa leo

Chuẩn bị gia vị

Trong một tô nhỏ, kết hợp mắm, đường, muối, lạc rang và nước chanh để tạo nên nước mắm nêm vị cho gỏi.

Trộn gỏi

  • Trong một tô lớn, trộn sứa đã được chuẩn bị và dưa leo với nhau.
  • Thêm khế chua và rau thơm như tía tô, kinh giới, rau mùi vào tô trộn cùng sứa và dưa leo.
  • Tiếp theo, thêm tỏi băm và ớt cắt nhỏ vào tô trộn.

Thưởng thức 

Sự kết hợp hài hòa của các thành phần mang đến cho món ăn một hương vị độc đáo. Thịt sứa giòn tan, dưa leo mát lạnh, khế chua tươi ngon, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một cảm giác tươi mới và sảng khoái trên đầu lưỡi. Vậy là cách làm gỏi sứa dưa leo quá là đơn giản và dễ thưởng thức đúng không chị em?

Gỏi sứa dưa leo thanh mát

Gỏi sứa dưa leo thanh mát

Xem thêm:

5. Gỏi sứa sốt Thái

  5.1. Nguyên liệu làm gỏi sứa sốt Thái

Để làm gỏi sứa sốt Thái, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Sứa: 250g
  • Me: 50g
  • Trái tắc: 4 trái
  • Bột ớt Hàn Quốc: 1 muỗng canh
  • Sả: 2 cây
  • Ớt hiểm: 2 trái
  • Quả cóc non: 300g
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê
  • Gia vị: Dầu ăn, Dầu màu điều, Đường, Nước mắm, Tương ớt, Muối tôm Tây Ninh

Sốt Thái được xem là linh hồn cho món ăn

Sốt Thái được xem là linh hồn cho món ăn

  5.2. Cách bày trí và thưởng thức

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, chị em có thể thực hiện các bước sau để đơn giản hơn cách làm gỏi sứa sốt Thái:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Gọt bỏ vỏ của quả cóc, rửa sạch và chia làm hai hoặc bốn phần tùy thích. Đặt chúng vào một nơi để ráo.
  • Lấy phần lá già của sả, rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Rửa sạch ớt hiểm và cắt thành lát.
  • Rửa sạch trái tắc và chia làm đôi, sau đó bỏ hạt.
  • Ngâm me trong nước ấm để cho nở.
  • Rửa sạch sứa và để ráo.

Làm sốt Thái

Để chảo nóng và thêm một muỗng canh dầu ăn và một muỗng dầu màu. Khi dầu đã nóng, thêm tỏi băm và một nửa số lát sả vào phi thơm. Sau đó, thêm vào chảo sáu muỗng canh nước me, hai muỗng canh nước mắm, một muỗng canh tương ớt, ba muỗng cà phê đường, bột ớt, hai muỗng cà phê muối tôm Tây Ninh. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sệt lại, tắt bếp và để nguội.

Trộn gỏi và thưởng thức

Trộn sứa, quả cóc, trái tắc, phần sả còn lại và ớt trong một tô lớn. Thêm vào nửa số lượng xốt và trộn đều. Nếu cần thêm, chị em có thể cho thêm sốt. Vậy là có thể thưởng thức món gỏi sứa chua chua cay cay rồi đấy!

Gỏi sứa sốt Thái là món ăn yêu thích của nhiều chị em

Gỏi sứa sốt Thái là món ăn yêu thích của nhiều chị em

 

6. Những lưu ý khi quan trọng khi làm gỏi sứa

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong cách làm gỏi sứa:

  • Không nên cắt nguyên liệu trộn quá nhỏ hoặc mỏng, vì điều này có thể làm mất đi độ giòn của gỏi. Chị em nên cắt các nguyên liệu thành miếng vừa ăn để tạo cảm giác thú vị khi nhai.
  • Khi bào mỏng hành tây, hãy ngâm chúng trong nước có pha giấm trong một thời gian ngắn. Điều này giúp loại bỏ mùi hăng của hành tây và giúp chúng giòn hơn khi trộn vào gỏi.
  • Sứa có khả năng thấm gia vị nhanh, vì vậy hãy chú ý không để món ăn trở nên quá mặn. Thêm gia vị từ từ và kỹ lưỡng, sau đó thử nếm và điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình.

7. Tổng kết

Trên đây là những thông tin về cách làm món gỏi sứa cực đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn mà Bone & Pot gửi đến chị em. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm tự tin vào bếp và trổ tài cho cả gia đình mình chiêm ngưỡng món gỏi sứa độc đáo này. Và Bone & Pot tin rằng, cách làm món gỏi sứa khi nhắc đến sẽ không dễ gì làm khó được chị em. Đừng quên truy cập Fanpage Lẩu Hồng Kông Bone & Pot để nhận ưu đãi khi đặt bàn nhé!

Share bài viết ngay:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin